Truyền thông Cang giả kim thuật sư

Manga

Cảnh trong tập 8 này cho ta thấy những khác biệt do Viz Media làm để thay đổi phiên bản tiếng Anh (bên phải) so với bản gốc của Fullmetal Alchemist (bên trái).

Viết và minh họa bởi Arakawa Hiromu, manga Fullmetal Alchemist bắt đầu được đăng trong nguyệt san Gekkan Shōnen Gangan của Square Enix từ ấn phẩm tháng 8 năm 2001 (phát hành ngày 12 tháng 7 năm 2001) của và kết thúc với chương 108 đánh dấu sự kết thúc của bộ truyện, vào tháng 6 năm 2010[22]. Một câu chuyện bên lề của manga cũng sẽ xuất hiện trong ấn phẩm tháng 10 của Gekkan Shōnen Gangan phát hành vào ngày 11 tháng 9 năm 2010[23]. Vào số tháng 7 năm 2011 trên cùng tạp chí này, phiên bản gốc chưa chỉnh sửa của manga được phát hành[24].

Square Enix đã biên soạn các chương của truyện lại thành 28 tập tankōbon. Tập đầu tiên phát hành ngày 22 tháng 1 năm 2002, và tập cuối vào ngày 22 tháng 11 năm 2010[25][26]. Một số chương cũng được tái phát hành trong 2 tạp chí "Extra number" (ấn phẩm đặc biệt) và Fullmetal Alchemist, The First Attack, trong đó bao gồm 9 chương đầu của manga cũng như vài chuyện ngoài lề khác[27]. Vào ngày 22 tháng 7 năm 2011, Square Enix bắt đầu xuất bản truyện dưới định dạng kanzenban[28]. Viz Media hiện đang phát hành manga ở khu vực Bắc Mĩ. Tập đầu tiên phát hành vào ngày 3 tháng 5 năm 2005, và tập mới nhất là 25 phát hành vào ngày 7 tháng 6 năm 2011[29][30]. Vào ngày 7 tháng 6 năm 2011, Viz bắt đầu xuất bản bộ truyện với định dạng gồm nhiều mục, ghép 3 tập lại thành 1[31].

Nội dung của manga phát hành bởi Viz tại Hoa Kỳ hầu như giữ nguyên cốt truyện gốc. Tính đến tháng 8 năm 2007, chỉnh sửa duy nhất của truyện là ở 12 cảnh trong tập 8, mô tả nhân vật Greed bị cột vào một phiến đá hình chữ thập theo phong cách đóng đinh. Ở phiên bản Bắc Mỹ, tảng đá được sửa lại thành hình dạng giống như phiến đá hơn[32], theo đề nghị của Viz để tránh liên quan đến Thiên Chúa giáo. Thay đổi này được thực hiện với sự đồng thuận của Arakawa[33].

Singapore, Nhà xuất bản Sáng Nghệ đang cho xuất bản bộ truyện. 19 tập manga bằng tiếng Anh đã được phát hành, song song với 21 tập bằng tiếng Trung văn giản thể. Ở Ba Lan, Japonica Polonica Fantastica cũng đang phát hành manga[34] tới tập 18 tính đến tháng 1 năm 2010. Ở Pháp, manga đang được phát hành bởi Kurokawa[35]. Tập 8, phát hành vào tháng 9 năm 2006, còn được xuất bản trong một phiên bản tổng hợp cùng với quyển tiểu thuyết hài Flame Alchemist, nói về lịch sinh hoạt của Roy Mustang[36][37]. Trước đó, quyển tiểu thuyết này cũng đã được xuất bản với số lượng hạn chế trong tập 6 ở Nhật[38]. Tại Brasil, Editora JBC đang xuất bản manga với 44 tập tương ứng với 22 tập đầu tiên của bản gốc đã phát hành tính đến thời điểm hiện tại[39]. Tại Ý, manga được phát hành bởi Panini Comics trong thương hiệu "Planet Manga" của hãng[40]. Ở Hàn Quốc,Haksan[41] phát hành bộ truyện dưới dạng sách đặt trước[42]. Tại Việt Nam, bộ truyện đã được các đơn vị TVM Comicsnhà xuất bản Kim Đồng mua bản quyền[6][7].

Anime truyền hình

Fullmetal Alchemist

Đạo diễn Seiji Mizushima
Sản xuất Arakawa Hiromu
Kịch bản phim Yamatoya Akatsuki
 Yoshinaga Aya
Chỉ đạo nghệ thuật Hashimoto Kazuyuki
Hiệu ứng đặc biệt Hoshi Miyako
 Kakida Yukiko
Thiết kế nhân vật Ito Yoshiyuki
Chỉnh sửa Itabe Hiroaki
Lập kế hoạch Katsumata Hideo
 Taguchi Koushi
Chỉ đạo âm thanh Mima Masafumi
Hiệu ứng âm thanh Kurahashi Shizō
Âm nhạc Ōshima Michiru
Thu âm Yamada Fujio

Hãng phim hoạt hình Bones chuyển thể manga thành loạt anime dài 51 tập. Phim được đạo diễn bởi Mizushima Seiji, kịch bản Aikawa Shō và do Bones, Mainichi Broadcasting SystemAniplex đồng sản xuất. Phần thiết kế nhân vật do Yoshiyuki Itō đảm nhiệm. Anime khởi chiếu trên Mainichi Broadcasting System, TBS, và Animax ở Nhật từ ngày 4 tháng 10 năm 2003 đến ngày 2 tháng 10 năm 2004[43][44][45], với số lượng người xem chiếm tỉ lệ 6.8% khán giả truyền hình[46]. Phiên bản tiếng Anh sản xuất bởi Funimation và ra mắt trên chương trình có khóa Adult Swim của kênh truyền hình Cartoon Network ở Hoa Kỳ vào ngày 6 tháng 11 năm 2004[47]. Gần một năm rưỡi sau, kênh truyền hình YTV của Canada bắt đầu chiếu loạt phim từ ngày 3 tháng 3 năm 2006[48]. Cốt truyện của phần sau anime được thay đổi so với manga theo yêu cầu của Arakawa[8]. Trong quá trình sản xuất anime, Arakawa đã gặp gỡ với nhóm làm phim để giúp họ hiểu rõ hơn thế giới của Fullmetal Alchemist, tuy nhiên cô không lại không chủ động tham gia vào phần viết kịch bản cho bộ phim[12].

Loạt phim phát hành trong bộ 13 đĩa DVD từ ngày 17 tháng 12 năm 2003 đến ngày 26 tháng 1 năm 2005 ở Nhật[49]. Funimation Entertainment còn phát hành một bộ DVD tương tự từ ngày 8 tháng 2 năm 2005 đến 12 tháng 9 năm 2006 tại Mĩ[50][51]. MVM cũng đã phát hành đến tập 8 ở Anh trước khi Funimation trao lại bản quyền cho Revelation Films[52]. Một bộ 5 OVA cũng đồng thời thời phát hành. Phần lớn các OVA này đều chỉ là những câu chuyện phụ và không mở rộng cốt truyện. Trong các OVA còn có cả một tập live action với Alphonse Elric đi khắp thành phố để tìm Edward. Vào tháng 3 năm 2006, một bộ DVD gồm tất cả các tập OVA được phát hành ở Nhật dưới tên Fullmetal Alchemist: Premium Collection[49]. Funimation đã mua bản quyền và phụ đề cho bản tiếng Anh của Premium Collection vào cuối năm 2008[53]. Đĩa DVD bằng tiếng Anh được phát hành vào ngày 4 tháng 8 năm 2009[54]. Cho đến tháng 1 năm 2009, Bones đã phát hành "DVD box archives" của anime. Trong đó gồm 51 tập anime đầu tiên, phim anime, các CD soundtrack và nhiều guidebook từ loạt phim[55].

Hagane no Renkinjutsushi Fullmetal Alchemist

Đạo diễn Irie Yasuhiro
Kịch bản phim Ōnogi Hiroshi
Chỉ đạo nghệ thuật Satō Takeshi
Thiết kế nhân vật Kanno Hiroki
Phối màu Nakao Soko
Chỉ đạo âm thanh Mima Masafumi
Hiệu ứng đặc biệt Ikegami Masataka
 Ryūkaku Satomi
Âm nhạc Senjū Akira

Trong tập 20 của manga, tác giả Arakawa thông báo rằng loạt anime Fullmetal Alchemist thứ hai cũng đang trong giai đoạn sản xuất. Bones sản xuất phiên bản mới với Irie Yasuhiro làm đạo diễn và kịch bản phim của Ōnogi Hiroshi. Loạt phim vẫn mang tên Fullmetal Alchemist trong phiên bản tiếng Nhật, nhưng có tựa là Hagane no Renkinjutsushi: Fullmetal Alchemist (鋼の錬金術師 FULLMETAL ALCHEMIST, Hagane no Renkinjutsushi: Furumetaru Arukemisuto?, vắn tắt là 鋼の錬金術師FA) để phân biệt với phiên bản năm 2003[56][57]. Loạt phim được công chiếu từ ngày 5 tháng 4 năm 2009, vào khung giờ anime lúc 5:00 tối chủ nhật (giờ JTS) trên kênh MBS-TBS, thay thế cho Mobile Suit Gundam 00, với các nữ diễn viên lồng tiếng Park RomiKugimiya Rie lần lượt lồng tiếng cho Edward và Alphonse Elric[58]. Không giống như anime đầu tiên, có riêng một cốt truyện, loạt phim này bám sát nội dung của manga.[59]. Vào ngày 20 tháng 3 năm 2009, đã có thông tin về tựa tiếng Anh cho anime là Fullmetal Alchemist: Brotherhood và nó sẽ có phiên bản tiếng Anh trên kênh Animax Asia, với phần lồng tiếng Nhật và phụ đề tiếng Anh, vào ngày 10 tháng 4 năm 2009, lúc 8:00 tối, 5 ngày sau khi công chiếu tại Nhật[60]. Aniplex bắt đầu phát hành bản Blu-rayDVD của bộ phim vào ngày 26 tháng 8 năm 2009, với đĩa đơn đầu tiên gồm 2 tập anime và một OVA[61]. Hai OVA khác cũng được kèm theo trong đĩa đơn thứ 5 và thứ 9 cùng với 4 tập anime khác. Các đĩa đơn còn lại chỉ gồm 4 tập anime và không đi kèm với bất kì OVA nào khác. Tổng cộng có 16 đĩa đơn đã được phát hành với đĩa đơn cuối cùng vào ngày 24 tháng 11 năm 2010[62].

Ngày 3 tháng 4 năm 2009, Funimation công bố sẽ phát hành bản phụ đề tiếng Anh 4 ngày sau khi anime khởi chiếu tại Nhật Bản. Madman Entertainment cũng sẽ khởi chiếu loạt phim "trong vòng vài ngày" sau khi các tập này công chiếu tại Nhật.[63] Funimation sau đó còn tạm hoãn phát hành tập tiếp theo của loạt phim vài tuần vì sự cố của một tập phim One Piece bị đăng tải trước khi được công chiếu tại Nhật[64]. Tuy nhiên, các tập phim đã được đưa trở lại trên website của Funimation cũng như kênh chính thức của họ trên Youtube[65]. Vào tháng 9 năm 2009, Funimation công bố danh sách đoàn làm phim cho phiên bản tiếng Anh của anime[66]. Ngày 13 tháng 2 năm 2010, phiên bản lồng tiếng tiếng Anh của loạt phim khởi chiếu trên kênh Cartoon Network và kết thúc vào ngày 25 tháng 9 năm 2011[67][68]. Funimation còn bắt đầu phát hành phiên bản này bằng đĩa Blu-ray và DVD gồm 13 tập phim trong một đĩa đơn vào ngày 25 tháng 5 năm 2010[69][70], và kết thúc vào ngày 2 tháng 8 năm 2011 với tổng cộng là 5 tập[71][72].

Anime điện ảnh

Một phim tiếp theo của loạt phim đầu tiên, Fullmetal Alchemist the Movie: Conqueror of Shamballa (劇場版 鋼の錬金術師 シャンバラを征く者, Gekijōban Hagane no Renkinjutsushi Shanbara o Yuku Mono?), sản xuất bởi cùng hãng phim và trình chiếu tại các rạp ở Nhật vào ngày 23 tháng 7 năm 2005[73]. Bộ phim kể về hành trình của Edward tìm cách trở về thế giới của mình sau 2 năm sống ở Trái Đất, vũ trụ tồn tại song song với thế giới của cậu, trong khi Alphonse cũng đồng thời tìm mọi cách có thể để đoàn tụ với anh trai. Funimation Entertainment phát hành bộ DVD tiếng Anh vào ngày 12 tháng 9 năm 2006[74].

Sau khi anime thứ 2 kết thúc, một thông báo được đưa ra nói về phim anime mới của Fullmetal Alchemist[75]. Các đoạn video giới thiệu được đưa lên trang chủ của Fullmetal Alchemist: Brotherhood vào tháng 11 năm 2010, khẳng định rằng bộ phim có tựa Fullmetal Alchemist: The Sacred Stars of Milos (鋼の錬金術師 FULLMETAL ALCHEMIST 嘆きの丘(ミロス)の聖なる星, Hagane no Renkinjutsushi: Furumetaru Arukemisuto: Mirosu no Sei naru Hoshi?) này sẽ công chiếu khắp nước Nhật vào tháng 7 năm 2011. Bộ phim sẽ được đạo diễn bởi Murata Kazuya, trong khi phần kịch bản sẽ do Shinpo Yūichi đảm nhiệm[76]. Đặt trong bối cảnh truyện của anime thứ 2, cốt truyện của bộ phim nói về anh em nhà Elric khi họ đến một đất nước khác để truy bắt tội phạm[77]. Funimation đã mua bản quyền phim, công chiếu tại một số rạp chọn lọc tại Mĩ vào tháng 1 năm 2012, và phát hành phim ở hai định dạng DVD và Blu-ray vào ngày 24 tháng 4 năm 2012.[78][79]

Light novel

Một bộ gồm 6 tập Light novel tiếng Nhật của Fullmetal Alchemist, do Inoue Makoto viết, đã được xuất bản bởi Square Enix[80]. Viz Media mua bản quyền và xuất bản tại khu vực Bắc Mĩ bằng tiếng Anh với phần dịch thuật của Alexander O. Smith[81]. Mặc dù không viết tiểu thuyết nhưng Arakawa đã tham gia vẽ hình minh họa và phần bìa lẫn trang đầu tiên của mỗi quyển sách[82]. Bộ light novel này là một trong các spin-off của manga và tập trung vào anh em nhà Elric trên đường tìm kiếm Hòn đá của Triết gia. Quyển đầu tiên, Fullmetal Alchemist: The Land of Sand, được minh họa theo tập 11 và 12 của anime[83]. Quyển tiểu thuyết thứ 4 còn có thêm một mẩu truyện nhỏ nói về quân đội có tựa là "Roy's Holiday"[84]. Có 3 tập tiểu thuyết hóa của 3 trò chơi trên hệ máy PlayStation 2 là: Fullmetal Alchemist and the Broken Angel (鋼の錬金術師 翔べない天使, Hagane no Renkinjutsushi: Tobenai Tenshi?, lit. "Alchemist of Steel: The Flightless Angel"), Curse of the Crimson Elixir (鋼の錬金術師2〜赤きエリクシルの悪魔〜, Hagane no Renkinjutsushi: Akaki Erikushiru no Akuma?, tên khác: Devil of the Red Elixir tại Nhật), và The Girl Who Surpasses God (鋼の錬金術師3 神を継ぐ少女, Hagane no Renkinjutsushi 3 Kami o Tsugu Shōjo?, lit. Fullmetal Alchemist 3: The Girl who Succeeds God). Quyển đầu được viết bởi Inoue Makoto và 2 quyển còn lại do Eishima Jun viết[80].

Drama CD

Có hai loạt audio drama dựa theo Fullmetal Alchemist. Tập đầu của loạt đầu tiên, Fullmetal Alchemist Vol. 1: The Land of Sand (砂礫の大地, Sareki no Daichi?), được phát hành trước anime và có cốt truyện giống với quyển tiểu thuyết đầu tiên. Anh em nhà Tringham diễn lại cùng vai như trong anime[85] Fullmetal Alchemist Vol. 2: False Light, Truth's Shadow (偽りの光 真実の影, Itsuwari no Hikari, Shinjitsu no Kage?). Fullmetal Alchemist Vol. 3: Criminals' Scar (咎人たちの傷跡, Togabitotachi no Kizuato?) là các mẩu truyện dựa theo các chương manga khác nhau với việc thêm vào một số nhân vật nằm trong Quân đội chính phủ từ tác tác phẩm[80].

Loạt thứ hai của audio drama, chỉ phát hành dưới dạng đặt trước với Shōnen Gangan, gồm nhiều mẩu truyện ngắn. Loạt này gồm 2 câu chuyện, mỗi truyện được chia làm 2 phần. Câu chuyện đầu tiên, Fullmetal Alchemist: Ogutāre of the Fog (霧のオグターレ, Kiri no Ogutāre?), đăng trong tạp chí Shōnen Gangan ấn phẩm tháng 4tháng 5 năm 2004, trong khi câu chuyện thứ hai, Fullmetal Alchemist: Crown of Heaven (天上の宝冠, Tenjō no Hōkan?), được đăng trong ấn phẩm tháng 11 và tháng 12[80].

CD nhạc

Bìa của Fullmetal Alchemist the Movie: Conqueror of Shamballa Original Soundtrack

Âm nhạc của Fullmetal Alchemist được sáng tác và biên soạn bởi Oshima Michiru, người đã giành giải thưởng "Best Music" tại Tokyo Anime Award lần thứ 5 cho Fullmetal Alchemist the Movie: Conqueror of Shamballa[86]. TV Animation Fullmetal Alchemist Original Soundtrack 1 phát hành vào ngày 24 tháng 3 năm 2004 tại Nhật và bao gồm 33 bản nhạc, trong đó có vài bản nhạc nền dành cho những cảnh cao trào trong anime cùng các ca khúc mở đầu và ca khúc kết thúc[87]. Mặc dù chưa bao giờ phát hành chính thức, một phiên bản của ca khúc tiếng Nga "Brothers" (tiếng Nga: Братья, Bratja; tiếng Nhật: Burācha), từ CD này đã được chuyển thể sang tiếng Anh và ghi âm bởi Vic Mignogna, diễn viên lồng tiếng cho Edward Elric trong phiên bản tiếng Anh của loạt phim. TV Animation Fullmetal Alchemist Original Soundtrack 2 phát hành vào ngày 15 tháng 12 năm 2004 và bao gồm 30 bản nhạc[88]. TV Animation Fullmetal Alchemist Original Soundtrack 3, phát hành vào ngày 18 tháng 5 năm 2005 bao gồm 27 bản nhạc[89].

Fullmetal Alchemist: Complete Best và Fullmetal Alchemist Hagaren Song File (Best Compilation) là các bộ sưu tập chọn lọc các bản nhạc lần lượt phát hành tại Nhật vào ngày 14 tháng 10 năm 2004 và ngày 21 tháng 12 năm 2005. Một DVD tặng thêm, chỉ có ở bản phát hành tại Mĩ, bao gồm video nhạc cho bài "Indelible Sin" của Kitade Nana"[49][90]. Fullmetal Alchemist The Movie Conqueror Of Shamballa OST bao gồm 46 bản nhạc, phát hành vào ngày 21 tháng 12 năm 2005. Tất cả các bản nhạc đều được sử dụng trong phim Fullmetal Alchemist the Movie: Conqueror of Shamballa[49]. Đến tháng 12 năm 2004, một buổi hòa nhạc mang tên "Tales of Another Festival" tổ chức tại TokyoOsaka. Buổi hòa nhạc gồm phần trình diễn của các ca sĩ trong loạt phim truyền hình cũng như chuyện hậu trường của các diễn viên lồng tiếng và các nữ diễn viên. DVD của buổi hòa nhạc mang tên Fullmetal Alchemist Festival - Tales of Another đã được phát hành tại Nhật vào ngày 27 tháng 4 năm 2005[49].

Nhà soạn nhạc cho Fullmetal Alchemist: Brotherhood là Senju Akira. CD đầu tiên cho các bản nhạc của anime được phát hành vào ngày 14 tháng 10 năm 2009[91]. CD thứ hai phát hành vào ngày 24 tháng 3 năm 2010[92]. CD thứ ba và cuối cùng ra mắt vào ngày 7 tháng 7 năm 2010[93]. Cuối cùng là Fullmetal Alchemist Final Best, bộ sưu tập chọn lọc các ca khúc mở đầu và kết thúc của bộ phim, phát hành ngày 28 tháng 7 năm 2010[94].

Ngày 29 tháng 6 năm 2011, các bản nhạc gốc của Fullmetal Alchemist: The Sacred Star of Milos (FULLMETAL ALCHEMIST Nageki no Oka no Seinaru Hoshi), sáng tác bởi Iwashiro Taro, được phát hành[95].

Trò chơi điện tử

Các trò chơi điện tử dựa theo Fullmetal Alchemist cũng được phát hành. Cốt truyện trong các trò chơi thường tách biệt với mangaanime đồng thời có thêm nhiều nhân vật mới. Square Enix đã phát triển 3 tựa trò chơi nhập vai (Action role-playing game - RPG): Fullmetal Alchemist and the Broken Angel, Curse of the Crimson Elixir, và Kami o Tsugu Shōjo cùng một trò chơi đối kháng, Dream Carnival, cho PlayStation 2. Bandai còn phát triển hai tựa trò chơi RPG, Fullmetal Alchemist: Stray Rondo (鋼の錬金術師 迷走の輪舞曲, Hagane no Renkinjutsushi Meisō no Rondo?) và Fullmetal Alchemist: Sonata of Memory (鋼の錬金術師 想い出の奏鳴曲, Hagane no Renkinjutsushi Omoide no Sonata?), cho Game Boy AdvanceDual Sympathy cho Nintendo DS. Bandai còn phát hành tựa trò chơi RPG khác, Fullmetal Alchemist: To the Promised Day (鋼の錬金術師 Fullmetal Alchemist 約束の日へ, Hagane no Renkinjutsushi Fullmetal Alchemist Yakusoku no Hi e?), cho PlayStation Portable vào ngày 20 tháng 5 năm 2010 tại Nhật[96]. Destineer còn phát hành trò chơi dựa theo trò chơi thẻ bài tại khu vực Bắc Mĩ cho Nintendo DS[97][98]. Trong 7 trò chơi phát triển tại Nhật, chỉ có Broken Angel, Dream Carnival, Curse of the Crimson Elixir, và Dual Sympathy đã được phát hành trên toàn cầu; số còn lại đều không phát hành bản quốc tế. Đối với Wii, Akatsuki no Ōji (暁の王子?, lit. Fullmetal Alchemist: Prince of the Dawn) phát hành tại Nhật vào ngày 13 tháng 8 năm 2009[99]. Phần tiếp theo trực tiếp của nó, Tasogare no Shōjo (黄昏の少女?, lit. "Fullmetal Alchemist: Daughter of the Dusk"), được phát hành vào ngày 10 tháng 12 năm 2009, cho cùng hệ máy[100].

Funimation đã mua bản quyền cho các sản phẩm liên quan để sản xuất một loạt các trò chơi điện tử dựa theo Fullmetal Alchemist phát hành bởi Destineer Publishing Corporation tại Mĩ[101]. Destineer phát hành trò chơi Fullmetal Alchemist đầu tiên của mình cho hệ máy Nintendo DS, một bản dịch từ Dual Sympathy của Bandai, vào ngày 15 tháng 12 năm 2006, thông báo rằng đó là khởi đầu cho nhiều tựa trò chơi tiếp sau đó của họ[102]. Vào ngày 19 tháng 2 năm 2007, Destineer công bố trò chơi thứ hai trong loạt Fullmetal Alchemist, Fullmetal Alchemist Trading Card Game. Trò chơi này phát hành vào ngày 15 tháng 10 năm 2007[103]. Trò chơi thứ ba dành cho PlayStation Portable mang tên Fullmetal Alchemist: Senka wo Takuseshi Mono (背中を託せし者, Fullmetal Alchemist: Senka wo Takuseshi Mono?) được phát hành tại Nhật vào ngày 15 tháng 10 năm 2009[104]. Trò chơi này đã công bố phát hành một phiên bản ở châu Âu với Namco Bandai là nhà phân phối vào ngày 4 tháng 3 năm 2010[105]. Trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi MapleStory cũng cho phép người chơi nhận các món đồ đặc biệt được làm dựa theo bộ phim như để khuyến người chơi gắn bó với trò chơi[106].

Đối với các trò chơi RPG, Arakawa đã lo phần cốt truyện và thiết kế nhân vật, trong khi Bones, hãng phim chịu trách nhiệm cho anime, sản xuất một vài cảnh phim cho trò chơi. Nhà phát triển tìm nguồn cảm hứng từ các trò chơi khác, điển hình là trò chơi hành động nhập vai Kingdom Hearts của Square Enix, hay là Dragon Ball, Naruto hay One Piece. Điều khó khăn nhất mà họ phải vượt qua là làm ra một trò chơi có "đủ lông đủ cánh" hơn là trò chơi chỉ đơn giản dựa vào một vài nhân vật[107]. Asano Tomoya, thư ký sản xuất của các trò chơi điện tử, ghi chú rằng nhóm phát triển đã phải bỏ ra hơn một năm đầu tư cho một trò chơi, không giống như những trò chơi phát triển dựa theo các nhân vật khác[108].

Sách hướng dẫn và nghệ thuật

Thương hiệu Fullmetal Alchemist cũng bao gồm một vài sách nghệ thuật cho manga và anime; ba sách nghệ thuật manga mang tên The Art of Fullmetal Alchemist (イラスト集 FULLMETAL ALCHEMIST, Irasuto Shū Fullmetal Alchemist?) phát hành bởi Square Enix và sau đó là bởi Viz Media [109][110]. Quyển đầu tiên gồm các hình minh họa được vẽ từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 4 năm 2003, tập trung vào 6 tập manga đầu tiên, trong khi quyển thứ hai có các hình minh họa từ tháng 9 năm 2003 đến tháng 10 năm 2005, tập trung vào 6 tập tiếp theo [27] Quyển cuối gồm các hình minh họa cho các tập còn lại.[111]. Đối với anime, 3 quyển sách nghệ thuật mang tên The Art of Fullmetal Alchemist: The Anime (TVアニメーション鋼の錬金術師 ART BOOK, TV Animēshon Hagane no Renkinjutsushi Artbook?) phát hành ở Nhật, trong khi quyển đầu tiên phát hành bởi Viz Media [112]. Một quyển sách nghệ thuật thứ 2 từ anime có tựa Fullmetal Alchemist Official Drawing Collection cũng đồng thời được phát hành vào tháng 11 năm 2010 [113].

Manga cũng có 3 quyển sách hướng dẫn; mỗi quyển bám theo một giai đoạn khác nhau, ghi chú về chuyến hành trình của anh em nhà Elric, và các chương gaiden (truyện ngoài lề) đã không xuất hiện trong các tập manga [27]. Chỉ có quyển đầu tiên được phát hành bởi Viz Media, dưới tên của Fullmetal Alchemist Profiles [114]. Một quyển sách hướng dẫn các nhân vật có tựa là Fullmetal Alchemist Anime Profiles (TV Animation Hagane no Renkinjutsushi Kyarakore, Fullmetal Alchemist Anime Profiles?) phát hành ở Nhật cũng như ở Mĩ [115]. Một bộ gồm 5 fanbook cũng được phát hành cùng với tên TV Anime Fullmetal Alchemist Official Fanbooks (TVアニメ 鋼の錬金術師 オフィシャルファンブック, TV Anime Hagane no Renkinjutsushi Ofisharu Fan Bukku?) trong mỗi tập gồm các thông tin về anime cũng như bài phỏng vấn với các thành viên trong nhóm sản xuất [27]. Thêm vào đó, một bộ gồm 4 sách hướng dẫn tập trung vào loạt anime thứ hai đã ra mắt vào ngày 12 tháng 8 năm 2009 cho đến tháng 8 năm 2010 [116][117]. Một cuốn sách hướng dẫn mới có tiêu đề "Fullmetal Alchemist Chronicle" (鋼の錬金術師 CHRONICLE, "Fullmetal Alchemist Chronicle"?) đã được phát hành tại Nhật Bản vào ngày 29 tháng 7 năm 2011 có chứa thêm thông tin về những gì xảy ra sau kết thúc của manga [118].

Các sản phẩm liên quan

Các tượng đồ chơi, tượng đồ chơi bán thân, và biểu tượng từ anime và manga Fullmetal Alchemist được nhiều công ty đồ chơi hàng đầu sản xuất; chủ yếu là MedicomSouthern Island. Medicom đã tạo ra các món đồ chơi cao cấp bằng Vinyl dựa theo hình mẫu các nhân vật từ anime. Các món đồ chơi này chỉ độc quyền phân phối tại tại Mĩ và Vương quốc Anh bởi một hãng duy nhất là Southern Island [119]. Southern Island còn ra mắt các tượng đồ chơi của riêng hãng vào năm 2007. Các món đồ chơi này và 12 mô hình khác dự kiến ra mắt vào năm 2007. Southern Island sau đó đã phá sản và khiến cho việc ra mắt chúng bị gián đoạn vĩnh viễn[120]. Một trò chơi thẻ bài đã lần đầu ra mắt tại Mĩ vào năm 2005 bởi Joyride Entertainment [121]. Từ đó, sáu bản mở rộng đã được phát hành. Trò chơi này đã bị đình chỉ vào ngày 11 tháng 7 năm 2007 [122]. Destineer đã phát hành bản chuyển thể Nintendo DS của trò chơi vào ngày 15 tháng 10 năm 2007 [103].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cang giả kim thuật sư http://fullmetalalchemist.com.au/ http://mangasjbc.uol.com.br/titulos/fullmetal-alch... http://anime.about.com/od/toppicks/ig/2006Awards/a... http://anime.about.com/od/toppicks/ig/2006Awards/a... http://www.activeanime.com/html/content/view/383/5... http://www.adultswim.com/schedule/tools/img/on-air... http://www.adultswim.com/shows/fullmetal/index.htm... http://www.aintitcool.com/node/21051 http://www.amazon.com/Fullmetal-Alchemist-Brotherh... http://www.amazon.com/dp/B0006H325C/